Mọi người hay nói có ba ngày rằm lớn, hay ba ngày Lễ Phật lớn trong năm mà Phật tử phải đi lễ chùa. Bậy ba ngày Lễ Phật lớn là gì? Ý nghĩa như thế nào?
Theo quan niệm dân gian Việt Nam, mọi người thường đi Lễ chùa vào các ngày mùng một và ngày rằm (ngày 15 của tháng âm lịch). Ngày mùng một là ngày đầu tháng là ngày tối nhất, không có Trăng. Ngày rằm là ngày có trăng sáng nhất. Trong một năm, ngày rằm đầu tiên là rằm tháng giêng nên người ta đổ xô đi lễ Phật. Và trong những ngày này, các Phật tử thường có tục lệ di ăn chay được cầu bình an cho bản thân và gia đình. Và tục an chay này cũng tùy thuộc vào quan niệm của mỗi Phật tử, có người ăn chay mừng một, mười bốn, và rằm. Có người ăn chay vào ngày mùng 1 và rằm. Có người ăn chay vào ngày rằm. Đạo Phật không có bắt buộc các Phật tử phải ăn chay mà là do Phật tử tự nguyện và tự khởi phát.
Ngoài ra, ông bà ta thường dạy con cháu mình trong năm có ba ngày Lễ phật lớn là: rằm tháng giêng, rằm tháng bảy, rằm tháng mười. Vào những này, chúng ta thường hay đi lễ chùa theo lời dạy chứ ít để ý nguyên nhân tại sao. Chúng ta đi chùa bái Phật chỉ vì bản tính lương thiện, khởi duyên, hoặc đơn giản đi chơi cho vui. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu một chút ý nghĩa của ba ngày lễ Phật lớn này nhé.